Nuôi cua đồng trên cạn

Nuôi cua đồng trên cạn là mô hình mới mà nhiều nông dân bà con đã thử nghiệm thành công. Tuy nhiên, để mô hình này đạt hiệu quả cao và bền vững rất cần sự quan tâm tập huấn, hướng dẫn thêm về kỹ thuật của ngành chuyên môn. Dưới đây là bài viết chia sẻ của loquayvit.vn cho bà con một số kỹ thuật khi nuôi cua đồng trên cạn.

Kỹ thuật nuôi cua đồng trên cạn

Kỹ thuật nuôi cua đồng trên cạn hiệu quả

1. Chọn giống nuôi cua đồng trên cạn

Mùa vụ để nuôi cua có thể là quanh năm nhưng phổ biến nhất thì người ta thường nuôi vào tháng 4 đến tháng 8 dương lịch. Lúc này không những điều kiện thuận lợi mà nguồn giống còn phong phú. Những tháng mùa khô nuôi cua vẫn được nhưng sự biến động về nhiệt độ và môi trường sẽ khiến cua chậm phát triển.

Kỹ thuật nuôi cua đồng trên cạn

Nếu chuyển cua từ nơi xa về thì bà con cần tính toán sao cho từ lúc bắt cua đến lúc thả cua vào ruộng không quá 24 giờ.

Nguồn giống chủ yếu là tự nhiên do khai thác bằng các hình thức khác nhau nên cũng hao hụt đi nhiều. Cách vận chuyển cũng chưa phù hợp. Tối ưu nhất là dùng lưới cước. Để cua đầy bao sao cho chúng không cử động được để tránh chúng cắn nhau.

Kỹ thuật nuôi cua đồng trên cạn

2. Mật độ cua so với môi trường nuôi

Tùy thuộc vào con giống và hình thức nuôi mà bà con cần điều chỉnh mật độ cho phù hợp.

  • Nếu là con cua đồng giống bắt từ tự nhiên thì mật độ nuôi ao 10-15 con trên mỗi mét vuông, còn nuôi trong ruộng lúa 5-7 con trên mỗi mét vuông.
  • Nếu là con giống sinh sản nhân tạo thì  mật độ nuôi ao 30-50 con trên mỗi mét vuông, còn nuôi trong ruộng lúa 20-30 con trên mỗi mét vuông.

Kỹ thuật nuôi cua đồng trên cạn

3. Thức ăn cho cua đồng

Cua đồng là loài ăn tạp nên thức ăn cho chúng cũng khá đa dạng như: ốc, cá con đến khoai lang, khoai mì,… Ngoài ra bạn cần bổ sung thức ăn viên giàu dinh dưỡng cho cua khoảng 7 đến 10 ngày 1 lần trong suốt quá trình để cua lớn nhanh.

Kỹ thuật nuôi cua đồng trên cạn

Thức ăn cho cua đồng cần được bảo quản tốt nên cứ 1kg cua thì cần 2,5 đến 3 kg thức ăn. Nếu ruộng hay ao nhiều thức ăn tự nhiên thì tỉ lệ tiêu tốn thức ăn sẽ còn thấp hơn.

Mỗi ngày cua tiêu thụ lượng thức ăn bằng 5 đến 8% trọng lượng cơ thể vậy nên mỗi ngày bạn cho chúng ăn 2 lần. Sáng sớm chỉ nên cho ăn từ 20 đến 40% và phần còn lại thì cho ăn vào chiều mát.

Kỹ thuật nuôi cua đồng trên cạn

Bà con lưu ý nên cho ăn tại 1 điểm cố định để có thể kiểm soát khả năng ăn mồi của cua. Từ đó bà con sẽ có thể điều chỉnh được lượng thức ăn hợp lý nhất là lúc cua lột vỏ sẽ có khả năng ăn lẫn nhau.

4. Chăm sóc cua đồng mau lớn

Kỹ thuật nuôi cua đồng trên cạn

  • Ban đêm bà con nên treo đèn ở khu vực nuôi. Vừa để đảm bảo an ninh vừa dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho cua.
  • Bà con có thể cho cua ăn thêm bèo, rau muống,… vào ruộng để làm thức ăn và nơi trú ẩn cho cua. Đồng thời hạ nhiệt độ xuống. Ngoài ra cũng cần thường xuyên kiểm tra lưới để tránh thất thoát cua ra ngoài.
  • Sau 9 đến 10 tháng nuôi thì bà con đã có thể xuất bán và trọng lượng cua vào chừng 50 đến 55 con 1 kg. Bà con chọn những con cua to và khỏe và đang có trứng để nuôi tiếp cho vụ tiếp theo.
  • Khi thu hoạch thì có thể đặt lờ, tát cạn bắt tay. Nếu thấy cua nhỏ thì để lại nuôi tiếp cho vụ sau.

Kỹ thuật nuôi cua đồng trên cạn

Trên đây là cách nuôi cua đầy tính khoa học. Chỉ cần bà con áp dụng đúng kỹ thuật thì sẽ có được một vụ cua khỏe mạnh và đạt được giá trị kinh tế cao. Chúc bà con thành công!


Xem thêm về các sản phẩm lò quay vịt tại Viễn Đông: lò quay vịt VN chất lượng cao, lò quay vịt có kính 90, lò quay vịt có kính 80,…

Liên hệ ngay để được tư vấn!

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2019 Lò quay vịt. Thiết kế Website bởi VietMoz.