Cách nuôi vịt con là người chăn nuôi cần đảm bảo mật độ thích hợp cũng như thời gian chiếu sáng đầy đủ để giữ ấm và cung cấp cho vịt con chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là quy trình nuôi nấng từ lúc mới nở và đến khi trưởng thành. Hãy cùng loquayvit.vn tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Cách chọn vịt như thế nào?
Chọn vịt là một điều quan trọng nhất đối với người muốn nuôi dưỡng, yêu cầu phải chọn đúng con nở đúng ngày thứ 28. Nếu nở sớm, hoặc nở muộn thì sẽ không tốt vì có tỉ lệ chết rất lớn.
Chăm sóc vịt con như thế nào là khỏe mạnh nhất?
Vịt con từ lúc mới nở cho đến 1 tháng tuổi là thời gian “gột vịt”. Thời gian này kéo dài hay hay ngắn tùy theo giống vịt, điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc, mùa vụ.
Vịt mới nở mua về thường cho nhịn đói, sau 4 giờ mới cho ăn. Nếu vịt chưa khô lông có thể cho nhịn lâu hơn, bởi vì sau khi nở trong bụng vịt con còn chứa một khối lượng lòng đỏ có tác dụng tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng. Nếu cho vịt ăn ngay thì khối lượng lòng đỏ không tiêu được dễ làm cho vịt chết trong tuần đầu.
Bạn phải chia lô đàn vịt từ 50 đến 100 con trên một ô và ô được quây bằng phên tre, không nên nhốt vịt quá đông, chúng dễ chen chúc xô đẩy đè lên nhau ảnh hưởng đến sức sinh trưởng, vịt sẽ còi cọc và chết. Chỗ nuôi vịt cần phải đảm bảo đủ ấm, đủ ánh sáng, không ẩm ướt và mật độ nuôi phù hợp.
Vịt từ 1 đến 10 ngày tuổi, nhiệt độ trong chuồng nuôi phải đảm bảo ở mức là 25 – 30 độ C, còn vịt từ 10 đến 25 ngày tuổi, cần nhiệt độ là 20 đến 25 độ C và ẩm độ trung bình là 65%. Nếu ẩm độ quá cao thì chuồng nuôi tối tăm, ẩm thấp điều đó sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển, nhất là các bệnh đường hô hấp như viêm xoang mũi, cúm…
Vịt con từ 11 – 16 ngày tuổi
Cho vịt ăn thức ăn bằng gạo lức hay ngô xay không cần nấu chín mà chỉ cần ngâm vào nước cho mềm. Đến khi vịt được trên 15 ngày tuổi thì bắt đầu cho chúng ăn lúa nấu chín, nếu cho nó ăn thêm cám và rau xanh thì càng tốt.
Mỗi ngày nên cho ăn 2 bữa kết hợp với chăn thả ngoài vườn để vịt kiếm thêm thức ăn. Trong giai đoạn này phải bổ sung chất đạm như tôm, cua, cá khô băm nhỏ… vào thức ăn cho vịt
Vịt con từ 17 ngày tuổi trở đi
Thời gian này vẫn cho vịt ăn lúa nấu chín kết hợp với lúa không nấu. Đến ngày thứ 20 trở đi không cần phải nấu lúa nữa mà cho vịt ăn lúa thường.
Vịt từ 30 – 80 ngày tuổi
Sau 30 ngày tuổi vịt ăn lúa được và có khả năng tự kiếm mồi, lúc này vịt có thể cho chạy đồng. Ở các giống vịt thịt, ngày tuổi thứ 80 là thời điểm thích hợp nhất để bán thịt.
Bài viết trên này cũng như là những ý kiến thực tế đóng góp của tôi, chúc bạn có một cách chăm sóc chuyên nghiệp để vịt được trưởng thành tốt và khỏe mạnh, mang lại nhiều lợi nhuận, chúc bạn may mắn!
Các loại lò quay vịt đang được sử dụng phổ biến:
Lò quay vịt Trung Quốc: lò quay vịt bằng than và gas hiện đại, lò quay vịt bằng điện, lò quay vịt bằng than inox,… có mẫu mã đẹp, giá thành rẻ nhưng làm từ inox 430, có thể bị rỉ sét, hoen ố nếu không vệ sinh kĩ càng.
Lò quay vịt Việt Nam: lò quay vịt chất liệu inox 304 dày, chắc chắn và ít bị rỉ nên độ bền cao gấp đôi lò nướng vịt Trung Quốc. Nhược điểm là đường nét gia công còn thô sơ và giá thành cao hơn.
Ý kiến bạn đọc (0)